Phương Nhi 'đọ sắc' cùng Miss International 2022
Ngay đầu năm 2024, Toyota Việt Nam đã gây chú ý khi vừa điều chỉnh giá bán với nhiều mẫu xe trong danh mục sản phẩm. Trong đó đáng chú ý, mẫu MPV cao cấp Toyota Alphard dù không có thêm cải tiến hay nâng cấp về kiểu dáng cũng như trang bị, nhưng lại là mẫu xe tăng giá bán mạnh nhất.Cụ thể, trên website chính thức, liên doanh Nhật Bản vừa cập nhật lại bảng giá bán lẻ đề xuất cho Alphard. Trong đó, phiên bản xăng từ đầu năm 2025 sẽ có giá 4,51 tỉ đồng, bản Alphard HEV giá 1,615 tỉ đồng. Như vậy, cả hai phiên bản đều điều chỉnh tăng thêm 140 triệu đồng so với trước đây.Toyota Alphard đang phân phối tại Việt Nam thuộc thế hệ mới, trình làng thị trường từ cuối năm 2023. Xe tiếp tục phân phối theo diện nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản. Rõ ràng, với mức giá gần 5 tỉ đồng cùng biệt danh "chuyên cơ mặt đất", mẫu MPV này rõ ràng không phải là lựa chọn dành cho số đông mà được hãng xe Nhật nhắm đến nhóm khách hàng cao cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp cần một phương tiện di chuyển đẳng cấp và sang trọng.Được phát triển từ hệ thống khung gầm hoàn toàn mới dựa trên nền tảng thiết kế toàn cầu TNGA, Toyota Alphard sở hữu kích thước dài, rộng, cao lần lượt 5.010 x 1.850 x 1.950 (mm), chiều dài cơ sở 3.000 mm.Ở thế hệ mới, Alphard vẫn dùng cửa lùa chỉnh điện bên sườn nhưng đã được cải tiến để giảm độ ồn khi đóng mở cửa. Tay nắm cửa trước mạ crôm tích hợp cảm biến mở/khóa thông minh, trong khi tay nắm cửa sau có nút bấm mở/đóng cửa giúp việc ra vào xe dễ dàng hơn.Xe trang bị bộ mâm hợp kim 19 inch mới, phay xước 2 màu thể thao hơn, cụm đèn hậu LED toàn phần mới và cốp xe có nút bấm đóng/mở điện ở 2 bên. Gương chiếu hậu mới với tính năng sấy gương, nhớ vị trí và tự động điều chỉnh khi lùi xe.Alphard 2024 vẫn có cấu hình 7 chỗ với 2 ghế thương gia ở giữa. 2 ghế này trang bị nhiều tiện ích hiện đại như đệm chân Ottoman, chức năng sưởi ghế, thông gió, massage, bàn làm việc gấp gọn tích hợp gương trang điểm, nút bấm điều chỉnh điện 8 hướng... Ngoài ra, bệ tì tay của 2 ghế giữa còn đi kèm màn hình cảm ứng để hành khách điều chỉnh các tính năng như hệ thống âm thanh, điều hòa, đèn trần xe, rèm trần, rèm cửa sổ và các tiện nghi khác.Khu vực lái được trang bị vô-lăng 3 chấu bọc da, ốp gỗ, chỉnh điện 4 hướng và có tính năng sưởi. Sau vô lăng là bảng đồng hồ kỹ thuật số 12,3 inch trong khi màn hình cảm ứng trung tâm của xe có kích thước 14 inch, hỗ trợ Apple CarPlay không dây/Android Auto.Bên dưới nắp ca-pô của chiếc MPV cao cấp này có 2 tùy chọn động cơ. Phiên bản máy xăng dùng động cơ 4 xi-lanh, tăng áp, dung tích 2.4 lít có công suất tối đa 275 mã lực và mô-men xoắn cực đại 430 Nm. Động cơ này kết hợp với hộp số tự động 8 cấp và hệ dẫn động cầu trước.Trong khi đó, phiên bản hybrid trang bị động cơ xăng 4 xi-lanh, dung tích 2.5 lít, mô-tơ điện, hộp số hybrid và pin NiMH. Động cơ xăng có công suất tối đa 185 mã lực và mô-men xoắn cực đại 233 Nm. Trong khi mô-tơ điện đạt công suất 180 mã lực và mô-men xoắn 270 Nm.Trang bị an toàn trên Toyota Alphard 2024 có hệ thống cảnh báo tiền va chạm (PCS), cảnh báo lệch làn đường (LDA), hỗ trợ giữ làn đường (LTA), đèn chiếu xa tự động thích ứng (AHS), điều khiển hành trình chủ động (DRCC), cảnh báo điểm mù (BSM), cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA), cảnh báo áp suất lốp (TPWS), camera 360 độ, hệ thống hỗ trợ rời xe an toàn (SEA), phanh hỗ trợ đỗ xe (PKSB), 8 cảm biến hỗ trợ đỗ xe và 6 túi khí.Toyota Alphard 2024 cũng là mẫu xe tiếp theo của Toyota Việt Nam có phiên bản hybrid, sau Camry, Corolla Altis, Corolla Cross, Innova Cross và Yaris Cross.Mùi rơm rạ quê mình…
Sáng nay (21.2), tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025. So với năm 2024 thì số thí sinh dự thi năm 2025 tăng khoảng 30%.Năm 2024, đợt 1 kỳ thi này thu hút trên 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh tham gia dự thi gần 94.000. Như vậy, chỉ tính riêng số thí sinh đăng ký dự thi, năm nay đã cao hơn năm ngoái khoảng 34.000 thí sinh.Cụ thể, số lượng thí sinh đăng ký đến thời điểm hiện tại là 130.489, trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi. Việc hoàn tất đóng lệ phí thi đến hết ngày 23.2 (thay đổi so với dự kiến trước đó là 21.2).Dự kiến, kết quả thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được thông báo đến thí sinh vào ngày 16.4. Trong quá trình đăng ký và diễn ra kỳ thi, thí sinh sẽ được sắp xếp thi tại điểm thi gần trường THPT của mình. Phiếu báo dự thi được cung cấp trực tuyến qua tài khoản mà thí sinh đã đăng ký một tuần trước ngày thi. Thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản để in phiếu báo dự thi và sử dụng khi đi thi. Đồng thời, thí sinh phải sử dụng bản chính căn cước công dân hoặc thẻ căn cước khi dự thi.Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả thi dạng điện tử, không cấp dạng bản giấy. Thí sinh có thể tải giấy này từ tài khoản cá nhân và sử dụng để đăng ký xét tuyển.Năm 2025, đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 30.3 tại 25 tỉnh/thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và TP.HCM.Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.
Hết thời tóc vàng ngốc nghếch, dàn It Girl đua nhau đổi màu tóc vàng sang chảnh
Các tác nhân chủ yếu gây cúm là các vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Trong các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12.2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới; cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.Bộ Y tế lưu ý, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, thường xuyên tập trung đông người tại các địa điểm vui chơi, giải trí, khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.Để chủ động công tác phòng chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế ngày 8.2 đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng chống bệnh. Theo đó, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14.11.2024 và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục - đào tạo phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh. Bệnh cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có nguy cơ gây biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và nguy cơ cao có biến chứng do bệnh cúm là: trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi và những người từ 65 tuổi trở lên; người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch; phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm; những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân…Bệnh cúm có thể nặng hơn ở những người có nguy cơ cao nêu trên. Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hằng năm, đặc biệt với những người có nguy cơ cao biến chứng khi mắc cúm.(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)
Ngày 23.1, Cơ quan đại diện phía nam Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức chương trình Tết nhân ái với chủ đề Bữa cơm đoàn viên lần 2 năm 2025 nhằm giúp đỡ các trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già yếu, neo đơn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương, Trung tâm nhân đạo Làng Tre và các trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Q.1, Q.3 (TP.HCM).Bữa cơm đoàn viên là nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam mỗi khi tết đến, là điều mong đợi của nhiều gia đình sau cả năm làm việc. Với mong muốn góp thêm niềm vui cho những mảnh đời cơ nhỡ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã và đang cùng xã hội chăm lo để ai cũng có tết. Ông Vũ Thanh Lưu, Phó chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ: "Năm 2024, tại chương trình Bữa cơm đoàn viên lần 1, những ánh nhìn rạng rỡ, nụ cười hạnh phúc của các cô chú, các em nhỏ đã làm chúng tôi xúc động. Tình yêu thương là những kỷ niệm đẹp, giúp các cô chú, các cháu có thêm niềm tin và niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai ngày càng tốt đẹp hơn". Ngoài được thưởng thức các món ăn ngày tết, các cô chú tại trung tâm bảo trợ và các em nhỏ còn được xem các tiết mục văn nghệ, múa lân… Dịp này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 100 phần quà (mỗi phần trị giá trên 500.000 đồng và tiền mặt 1 triệu đồng) cho trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa và 20 phần quà tặng cho đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường. Tổng trị giá quà tặng hơn 380 triệu đồng.
Đức tích cực phối hợp răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam